Trẻ thường xuyên ốm vặt – 5 cách cải thiện hiệu quả
- Lan Anh
- 7 ngày trước
- 5 phút đọc
Mẹ có thấy con mình cứ khỏe được vài hôm lại ốm? Có những bé vừa khỏi cúm, vài ngày sau lại ho sổ mũi. Con cứ sốt vặt, biếng ăn, người lúc nào cũng xanh xao khiến mẹ lo lắng không yên. Trẻ ốm vặt không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm gián đoạn việc học, sinh hoạt hằng ngày. Vậy tại sao con lại hay bệnh? Và làm sao để cải thiện tình trạng này? Mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Vì sao trẻ hay ốm vặt?
1.1. Hệ miễn dịch của trẻ còn yếu
Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện như người lớn nên dễ bị virus, vi khuẩn tấn công. Đặc biệt, trong giai đoạn 6 tháng - 5 tuổi (hay còn gọi là giai đoạn "khoảng trống miễn dịch"), trẻ rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa do cơ thể chưa có đủ kháng thể để chống lại tác nhân gây bệnh. Những bé thiếu vi chất như kẽm, sắt, vitamin D… càng dễ bị ốm hơn do sức đề kháng suy giảm.
1.2. Chế độ dinh dưỡng chưa đầy đủ
Một số bé kén ăn, ăn uống thiếu chất, ít rau xanh, trái cây, uống ít nước khiến cơ thể không đủ dưỡng chất để phát triển và chống lại bệnh tật. Nếu bữa ăn không đủ đạm, vitamin, khoáng chất, hệ miễn dịch của con sẽ hoạt động kém hiệu quả, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
1.3. Thói quen sinh hoạt chưa khoa học
Ngủ không đủ giấc, thức khuya, ít vận động cũng là nguyên nhân làm trẻ dễ ốm vặt. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo năng lượng và tăng cường hệ miễn dịch. Nếu bé ngủ muộn, ngủ ít hơn 8 tiếng/ngày, cơ thể sẽ mệt mỏi, dễ bị bệnh hơn.

1.4. Môi trường sống không đảm bảo
Nhà cửa ẩm thấp, nhiều khói bụi, không khí ô nhiễm cũng là nguyên nhân khiến trẻ hay bệnh. Những bé sống trong môi trường có nhiều vi khuẩn, virus dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, viêm mũi dị ứng.
1.5. Trẻ thường xuyên tiếp xúc với nguồn lây bệnh
Khi đi học, trẻ tiếp xúc với nhiều bạn bè, đồ chơi chung, tay nắm cửa, bàn ghế… nên rất dễ bị lây nhiễm bệnh. Nếu không rửa tay thường xuyên, không che miệng khi ho, hắt hơi, con sẽ dễ bị cảm cúm, viêm họng hoặc các bệnh truyền nhiễm khác.
2. 5 cách giúp trẻ ít ốm vặt, khỏe mạnh hơn
2.1. Tăng cường đề kháng từ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống đầy đủ và khoa học là cách hiệu quả nhất giúp con tăng sức đề kháng. Mẹ nên đảm bảo con ăn đủ bốn nhóm chất quan trọng gồm đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, vitamin C giúp tăng cường miễn dịch, vitamin D hỗ trợ hấp thụ canxi, kẽm giúp vết thương mau lành và hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn.
Bên cạnh việc ăn uống, mẹ có thể bổ sung thêm các sản phẩm tăng đề kháng như Gadopax Forte, chứa các thành phần quan trọng như Beta-glucan, vitamin C, D và Kẽm giúp giảm ốm vặt, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch tự nhiên cho bé.
2.2. Giúp con có thói quen sinh hoạt lành mạnh
Ngoài dinh dưỡng, mẹ cần rèn cho con thói quen sinh hoạt lành mạnh. Giấc ngủ rất quan trọng với hệ miễn dịch, vì vậy trẻ cần ngủ đủ giấc theo độ tuổi, tốt nhất là 10-12 tiếng/ngày với bé dưới 5 tuổi và khoảng 8 tiếng/ngày với trẻ lớn hơn.
Ngoài ra, mẹ nên cho con vận động ngoài trời ít nhất 30 phút/ngày để con khỏe mạnh hơn. Hạn chế cho trẻ xem điện thoại, tivi quá nhiều, đặc biệt là trước giờ đi ngủ, vì ánh sáng xanh có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.
2.3. Cải thiện môi trường sống
Mẹ cần tạo môi trường sống sạch sẽ, an toàn cho con. Nhà cửa cần được dọn dẹp thường xuyên, tránh ẩm mốc và khói bụi, đặc biệt là trong mùa lạnh hoặc mùa dịch bệnh. Chăn gối, quần áo của bé cũng nên được giặt giũ, phơi nắng thường xuyên để tiêu diệt vi khuẩn. Nếu có điều kiện, mẹ có thể sử dụng máy lọc không khí để giảm bụi mịn và vi khuẩn trong nhà, giúp con có không gian sống trong lành hơn.
2.4. Hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh

Một điều quan trọng không thể bỏ qua là hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh bằng cách dạy con các thói quen vệ sinh tốt. Rửa tay đúng cách là biện pháp đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả để ngăn chặn vi khuẩn lây lan. Mẹ hãy hướng dẫn bé rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi đồ chơi để giảm nguy cơ mắc bệnh. Khi con ho hoặc hắt hơi, mẹ cũng nên dạy bé che miệng bằng khuỷu tay hoặc khăn giấy để tránh lây bệnh cho người khác. Nếu trong gia đình hoặc lớp học có người bị bệnh, mẹ nên chủ động hạn chế cho con tiếp xúc để giảm nguy cơ lây nhiễm.
2.5. Tiêm phòng đầy đủ cho con
Tiêm vắc-xin là cách giúp con tránh khỏi các bệnh nguy hiểm. Các loại vắc-xin quan trọng như vắc-xin phế cầu (phòng viêm phổi, viêm màng não), vắc-xin cúm (giúp giảm nguy cơ mắc cúm mùa) và vắc-xin rota (phòng tiêu chảy do virus Rota) đều đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe trẻ nhỏ. Mẹ có thể theo dõi lịch tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế để đảm bảo con không bỏ lỡ các mũi quan trọng.
Trẻ ốm vặt là tình trạng phổ biến, nhưng nếu con bệnh quá thường xuyên thì mẹ cần tìm cách cải thiện ngay. Việc tăng cường đề kháng cho trẻ không phải là việc làm trong ngày một ngày hai, mà cần sự kiên trì từ dinh dưỡng, sinh hoạt đến môi trường sống. Mẹ hãy áp dụng những cách trên để con luôn khỏe mạnh, lớn nhanh và vui vẻ nhé!
Comments