Tay chân miệng ở trẻ: nhận biết, phòng ngừa và điều trị
top of page
Sơ sinh
  • Ảnh của tác giảGadopax

Bệnh tay chân miệng ở trẻ : Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa, điều trị bệnh cha mẹ cần biết

Hiện nay là thời điểm bùng phát dịch tay chân miệng ở trẻ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây biến chứng nguy hiểm. Do đó, cha mẹ cần nắm rõ nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị bệnh.

Bệnh tay chân miệng xuất hiện quanh năm nhưng diễn ra mạnh mẽ nhất vào tháng 2-4 và 9-10. Đây là thời điểm giao mùa nên các tác nhân gây bệnh gia tăng và phát triển, bệnh lại càng bùng phát mạnh mẽ.

Tuy có thể điều trị bệnh tại nhà nhưng nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp… Vì vậy, hãy tìm hiểu thêm về căn bệnh này và “bỏ túi” những “bí kíp” chăm sóc trẻ tốt nhất.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ

Nguyên nhân

virus gây bệnh tay chân miệng ở trẻ

Tay chân miệng chủ yếu do virus đường ruột gây ra, thường gặp nhất là Coxsackie virus (A16) và Enterovirus 71 (EV71). Bệnh lây nhiễm từ người sang người, dễ thành dịch do tốc độ lay lan nhanh. Bệnh dễ dàng lây lan qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ người bệnh như dịch từ mũi họng, nước bọt, các bọng nước hoặc phân.

Ngoài ra, một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tay chân miệng ở trẻ là do đề kháng kém. Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất do đang trong giai đoạn “khoảng trống miễn dịch”, cơ thể bé chưa có đủ đề kháng để “chiến đấu” lại với tác nhân gây bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh ở trẻ

Bệnh tay chân miệng được phân độ theo 4 cấp từ mức độ nhẹ đến nặng và mỗi cấp độ bệnh đều có những biểu hiện đặc trưng. Bệnh từ cấp 2 trở lên có thể gây nguy hiểm cho trẻ vì ảnh hưởng đến các chi và thần kinh sọ. Vì vậy, cha mẹ cần biết những dấu hiệu sớm của bệnh để đưa con đi khám bác sĩ, từ đó có phác đồ điều trị càng sớm càng tốt.

Triệu chứng bệnh tay chân miệng bắt đầu xuất hiện sau khi nhiễm virus 3-6 ngày (thời gian ủ bệnh). Biểu hiện sớm nhất của bệnh là mệt mỏi, sốt nhẹ 38 – 39 °C, đau họng, sổ mũi.

bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Sau đó 1-2 ngày, các mụn nước sẽ xuất hiện ở niêm mạc miệng (trong má, lợi), các mụn nước này dập vỡ rất nhanh tạo thành các vết loét đau rát làm cho trẻ quấy khóc, chán ăn, mệt mỏi.

Tiếp đó là các mụn nước ở bàn tay, bàn chân, hoặc mông, gối. Ở nhiều trẻ xuất hiện cả mụn nước và hồng ban, cũng có những bé chỉ có mụn nước hoặc hồng ban.

Ngoài những triệu chứng điển hình này, một số dấu hiệu ở trẻ mà cha mẹ cũng cần lưu ý như trẻ ngủ không ngon, hay giật mình, chảy dãi liên tục vì đau họng, chỉ thích ăn đồ lỏng…

Cách điều trị bệnh tay chân miệng

Theo các chuyên gia và bác sĩ, bênh tay chân miệng do virus gây ra nên không có thuốc đặc trị. Việc đầu tiên cha mẹ cần làm khi phát hiện con bị bệnh là đưa con đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để xác định phân độ bệnh, từ đó bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Với trường hợp bệnh nhẹ, sau khi bác sĩ kê đơn và hướng dẫn, bé có thể được điều trị tại nhà.

điều trị bệnh chân tay miệng

Biện pháp điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ tại nhà.

Các bác sĩ khuyên rằng nâng cao đề kháng cho bé là cách hiệu quả nhất để đẩy lùi bệnh tay chân miệng. Với những virus gây bệnh không có thuốc đặc trị như A16 và EV71, miễn dịch tự nhiên của cơ thể sẽ tạo ra “đội quân” mạnh mẽ và tinh nhuệ nhất để chống lại “kẻ thù” không cho chúng xâm nhập sâu và tấn công cơ thể bằng cơ chế thực bào (phát hiện, nhai, nuốt tác nhân gây bệnh). Từ đó, ghi nhớ mầm bệnh để tạo ra kháng thể chống lại các loại virus này khi chúng xâm nhập cơ thể một lần nữa.

Hệ miễn dịch khỏe mạnh còn giúp bé nhanh khỏi bệnh, chống lại những tác động tiêu cực như vết loét, sốt cao, phòng ngừa và hạn chế biến chứng nguy hiểm của bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh tay chân miệng ở trẻ do 1 loại virus đường ruột khác gây nên thì trẻ vẫn có nguy cơ tái nhiễm bệnh. Chính vì vậy, việc tăng đề kháng càng cấp thiết hơn để tạo ra lá chắn vững chắc bảo vệ cơ thể của trẻ, giảm nguy cơ tái nhiễm bệnh.

Biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ

Để phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau :

  1. Tạo cho bé thói quen rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Cha mẹ cũng phải rửa tay sạch sẽ trước khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, sau khi đi vệ sinh và kể cả sau khi thay tã cho trẻ và sau khi chăm sóc trẻ.

  2. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, lau dọn nhà vệ sinh bằng chất tẩy rửa, thường xuyên vệ sinh các bề mặt trong nhà và những đồ vật trẻ hay tiếp xúc như dụng cụ học tập, đồ chơi, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang…

  3. Tuyệt đối không mớm thức ăn cho trẻ, không ôm hôn trẻ, nếu nhà có 2 con thì không để các con ôm hôn nhau, không để trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ vật hoặc tiếp xúc với những đồ vật chưa được khử trùng.

  4. Dùng nước nóng để giặt ga giường, quần áo, chăn màn bị nhiễm khuẩn và phơi dưới ánh nắng mặt trời.

  5. Không để trẻ dung chung khăn tay, quần áo, đồ chơi, các vật dụng với nhau hoặc với trẻ nhiễm bệnh.

  6. Dạy trẻ che tay khi ho hoặc hắt hơi và rửa lại tay với nước sạch hoặc dùng khăn giấy che miệng.

13 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Cảm ơn bạn đã gửi

ĐĂNG KÝ MUA HÀNG

Liên hệ ngay hotline 1800 2828 32 hoặc để lại thông tin tại đây để được dược sĩ Gadopax liên hệ và tư vấn trực tiếp

MIỄN PHÍ
VẬN CHUYỂN

MUA CÀNG NHIỀU

QUÀ TẶNG CÀNG LỚN

279.000 VNĐ/ HỘP

Gadopax forte
bottom of page